GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Author: Azota 8403 views
  • Bài tập: là các file Ảnh, Audio, PDF, Word, Excel, Video hoặc nội dung mô tả không có câu hỏi bắt đầu bằng “Câu/Bài/Question…”. Giáo viên không thể cài đặt đáp án để hệ thống chấm tự động trong phần bài tập.
  • Đề thi: nội dung bắt đầu bằng “Câu/Question…” sẽ được nhận diện thành dạng Đề thi. Học sinh có thể thực hiện làm đề thi trực tiếp với thời gian do giáo viên quy định. Giáo viên có thể cài đặt đáp án với đề trắc nghiệm và điền khuyết để hệ thống chấm tự động
  • Xuất bản: kích hoạt nội dung đã tạo để cho học sinh làm bài tập/đề thi. Chỉ khi bài tập/đề thi được xuất bản thành công, học sinh mới có thể truy cập vào bài tập/đề thi để làm
  • Ngân hàng cá nhân: được xây dựng từ tài nguyên câu hỏi do giáo viên tải lên hệ thống

Ngân hàng đề cá nhân giúp giáo viên tạo ra hàng loạt đề mới từ tài nguyên câu hỏi đã được tải lên trước đó. Giáo viên có thể kết hợp với tính năng đảo câu hỏi hoặc cài đặt “Lấy ngẫu nhiên theo ma trận đề” để tạo ra giải pháp ôn luyện hiệu quả (mỗi lần thí sinh tham gia thi sẽ ra một đề mới).

  • Ngân hàng đề chung: là nguồn tài nguyên câu hỏi Azota cung cấp. Các câu hỏi trong Ngân hàng chung được tổng hợp từ việc kiểm duyệt các câu hỏi của giáo viên chia sẻ hoặc do Azota sưu tầm biên soạn, được cập nhật bổ sung liên tục.

  • Ma trận đề: là một bảng thông tin 2 chiều, trong đó ghi ra các ràng buộc về kiến thức, kỹ năng câu hỏi và các tham số khác dùng để xác định và đánh giá một đề kiểm tra
    Để tạo đề từ Ma trận trên Azota, các câu hỏi trong đề cần lấy ra bắt buộc phải gắn nhãn

  • Khung ma trận đề: Azota cung cấp khung ma trận đề với đầy đủ:
    – Nội dung chủ đề (đối với ma trận đề tạo từ Ngân hàng chung)
    – Cấp độ tư duy
    – % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…)
    – Điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…) tương ứng với tỉ lệ %
    – Số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng
    – Tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột

  • Nhãn mức độ: là các mức độ nhận thức trong đề kiểm tra, được gắn vào câu hỏi phục vụ cho việc tạo đề từ ma trận.
    Có 4 nhãn mức độ:
    – Nhận biết (NB)
    – Thông hiểu (TH)
    – Vận dụng (VD)
    – Vận dụng cao (VDC)
  • Đề con: là tập các câu hỏi được lấy ra từ 1 đề gốc. Ví dụ: Đề gốc có 100 câu, bạn tạo 1 đề mới với tổng số lượng là 20 câu được lấy ra từ 100 câu trong đề gốc thì đề mới đó được coi là 1 đề con.
    Khi thay đổi nội dung, đáp án của đề gốc thì nội dung, đáp án tương ứng của đề con cũng thay đổi
    Khi thay đổi nội dung, đáp án của đề con thì nội dung, đáp án của đề gốc không bị ảnh hưởng

  • Thời gian làm bài: là khoảng thời gian học sinh được phép làm bài, nhập số phút hoặc nhập 0 nếu không muốn quy định thời gian

  • Thời gian giao đề: Là khoảng thời gian học sinh được phép truy cập vào đề.
    Thời gian bắt đầu: Học sinh được vào thi sau thời gian này
    Thời gian kết thúc: Học sinh phải vào thi trước thời gian này
    Ví dụ: Thời gian làm bài 30′, thời gian giao đề từ 2h00′ – 2h05′. Nếu học sinh truy cập trước 2h00′ hoặc sau 2h05′ sẽ không được mở đề thi.
    Thời gian thi sẽ được tính = Thời gian học sinh truy cập đề + thời gian làm bài

  • Giám sát thoát màn hình: là tính năng cảnh báo nếu học sinh có hành động thoát “Toàn màn hình” trên máy tính.
    Sau khi thi xong, hệ thống cũng hiện số lần học sinh thoát toàn màn hình
    Lưu ý: Giám sát thoát màn hình chỉ hoạt động ổn định nhất trên các thiết bị máy tính.

  • Giám sát nâng cao: là tính năng ghi âm + ghi hình toàn bộ quá trình làm bài của học sinh trong khi thi. Sau khi thi xong, hệ thống cũng lưu lại các dữ liệu giám sát như: ảnh chụp màn hình, trạng thái cấp quyền truy cập camera – micro, bản ghi âm, số lần cảnh báo vi phạm…
    Lưu ý: Tính năng Giám sát nâng cao chỉ hoạt động trên thiết bị máy tính, khi thí sinh cấp quyền truy cập camera, micro và chia sẻ màn hình thành công